Hiện nay việc massage chân để tăng cường sức khỏe đã khá phổ biến trong cuộc sống. Và trước khi massage chân chúng ta sẽ dùng chậu (bồn) để ngâm chân cùng các dược liệu phụ trợ khác. Theo đó chậu (bồn) ngâm chân được phân thành hai loại chính là truyền thống và hiện đại. Trong phần 1 này ShopKey sẽ tập trung chia sẻ chủ đề “Tổng quan về ngâm chân bằng chậu (bồn)”. Các bạn độc giả sẽ thấy được tác dụng to lớn mà ngâm chân mang lại? Ưu và nhược điểm của hai loại chậu (bồn) truyền thống – hiện đại thường được sử dụng hiện nay?
I. Tác dụng thần kỳ khi ngâm chân với thảo dược
Việc ngâm chân với nước ấm cơ bản cũng đã đem lại nhiều hiệu quả khi sử dụng. Thế nhưng bật mí với các bạn là nếu ngâm chân cùng thảo dược thì hiệu quả sẽ được tăng lên nhiều lần. Sau khi ngâm chân thì bạn hãy tham khảo bài viết “Cách massge chân đơn giản mà hiệu quả” để có được đôi bàn chân khỏe mạnh nhé. Những tác dụng khi ngâm chân nói chung có thể kể ra như:
a) Phòng ngừa tai biến
Mạch máu bị tắc nghẽn, lưu thông khó khăn chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tai biến. Nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến hậu quả xấu. Nếu bạn thường xuyên ngâm chân nước ấm cùng thảo dược sẽ giúp:
- Da và mạch máu dưới chân giãn nở.
- Máu được lưu thông, tuần hoàn dễ dàng hơn.
- Tránh được tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
- Tăng cường sức đề kháng.
Dưới lòng bàn chân có khá nhiều các đầu mút thần kinh thông với bộ não. Không những thế theo y học cổ truyền thì các vị trí ở lòng bàn chân còn đại diện cho các bộ phận trong cơ thể. Hay nói cách khác, thông qua tình trạng ở bàn chân chúng ta có thể biết bộ phận nào trong cơ thể đang gặp vấn đề, rồi từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.
Chính vì vậy mà việc chăm sóc, ngâm chân ngoài bảo vệ đôi chân còn gián tiếp giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn chăm lo cho đôi chân bao nhiêu đồng nghĩa với bạn đang bảo vệ sức khỏe mình bấy nhiêu.
b) Sát khuẩn
Ngâm chân thảo dược kết hợp với muối Himalaya ở mức ấm có tác dụng sát khuẩn cực tốt. Nhiệt độ cao sẽ có hại cho da, vì vậy dùng nước ấm ở nhiệt độ vừa phải kết hợp với muối sẽ giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn ký sinh có hại cho da. Bên cạnh đó các mảng bám cũng như bụi bẩn lâu ngày sẽ bị đánh bật giúp chân sạch sẽ, khỏe mạnh hơn.
c) Cơ thể thư giãn, cải thiện giấc ngủ
Ngâm chân ngoài làm giãn nở các mạch máu dưới lòng bàn chân, thì cũng giúp thả lỏng các cơ bị căng cứng sau cả ngày hoạt động. Khi các cơ được thả lỏng, cơ thể sẽ có cảm giác nhẹ đi, không còn sự bí bách khiến bạn có được giấc ngủ sâu một cách dễ dàng.
II. Lợi ích cùng hạn chế khi ngâm chân bằng chậu (bồn) bằng gỗ
Chậu (bồn) ngâm chân bằng gỗ được làm từ các nguyên liệu gỗ tự nhiên như gỗ sồi, Pơ Mu, thông, mít,… Ngâm chân với nước ấm có thể coi là loại cơ bản, lên cao hơn một chút thì có sự kết hợp của thảo dược, và trên cùng chính là ngâm chân trong chậu (bồn) bằng gỗ. Khi ngâm chân có cùng lúc cả ba loại thì lợi ích bạn đạt được cũng tăng theo cấp số nhân.
1. Lợi ích
- Nhờ tinh dầu tự nhiên có trong gỗ mà khi sử dụng sẽ giảm thiểu các bệnh về xương khớp.
- Làm ấm, giữ ấm cho chân được lâu hơn vào mùa lạnh, gió lớn.
- Giúp tăng thân nhiệt cho cơ thể, từ đó kích thích sự trao đổi chất, các cơ quan bài tiết, tuần hoàn, hệ thống miễn dịch cũng được tăng cường.
- Được làm từ 100% nguyên liệu thiên nhiên, không chất hóa học nên cực kỳ an toàn trong sử dụng, dùng được cho mọi lứa tuổi.
- Nhìn bắt mắt, có phần đẹp hơn so với các bồn ngâm chân hiện đại làm bằng nhựa.
- Có giá thành rẻ hơn so với chậu (bồn) hiện đại.
- Có thể sử dụng mà không cần điện.
2. Hạn chế
- Không có lựa chọn nhiều chế độ như chậu (bồn) hiện đại
- Mất nhiều thời gian để chuẩn bị như làm tăng nhiệt độ của nước.
- Phải thay nước mới khi nước cũ không còn đủ ấm.
- Mọi thứ đều thao tác bằng tay, không có thời gian để cùng làm việc khác.
- Không kết hợp chức năng massage như chậu (bồn) hiện đại.
III. Ưu và nhược điểm khi ngâm chân bằng chậu (bồn) hiện đại
1. Ưu điểm
- Có nhiều chế độ, tính năng hoạt động phù hợp với ý muốn người dùng.
- Tất cả đều tự động, người dùng chỉ cần chọn chế độ rồi thiết lập và sử dụng ngay.
- Nhiệt độ được tự động điều chỉnh sao cho giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro bị bỏng.
- Lực tác động lên bàn chân khi massage vừa phải tùy theo ý người dùng, tránh được tình trạng có nơi dùng lực quá mạnh hoặc quá yếu
- Tiết kiệm được nhiều thời gian, có thể làm việc khác trong khi ngâm chân.
- Có thể mua ở nhiều nơi, trên các trang mạng điện tử mà không cần ra tận cửa hàng.
2. Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Chất liệu đa phần bằng nhựa, không được tự nhiên như chậu (bồn) bằng gỗ.
- Cần dùng đến điện năng để hoạt động.
- Nhu cầu ngày càng lớn nên người dùng rất dễ mua phải hàng giả, kém chất lượng.
Ở phần một này ShopKey đã chia sẻ cùng bạn đọc tổng quan về ngâm chân bằng chậu (bồn). Sang phần hai ShopKey sẽ chỉ cho bạn biết nên mua chậu (bồn) theo tiêu chí nào? Những ai nên và không nên dùng chậu (bồn) để ngâm chân? Và còn nhiều điều thú vị nữa đang chờ bạn, hãy click vào ” Phần 2 – Tổng quan về ngâm chân bằng chậu (bồn)” để tìm hiểu tiếp nhé!